Những bài tập bổ trợ cho người mới chơi bóng chuyền hơi nam nữ chuẩn nhất

Rất nhiều người đến với bóng chuyền hơi nhưng chưa hề nắm bắt được những kỹ thuật cơ bản do ít sử dụng các bài tập bổ trợ, chính vì lý do đó mà khi chơi bóng thường hay gặp khó khăn vì sai động tác.

Những kỹ thuật bóng chuyền hơi không hề khó, điều quan trọng dành cho người mới chơi là cần liên tục làm quen và thành thạo kỹ năng. Muốn đạt được hiệu quả cao, việc tập các bài tập bổ trợ để nâng cao kỹ thuật là việc bắt buộc nếu muốn trở thành VĐV giỏi.

1. Tập hình tay tiếp xúc bóng:

Đây là bài tập giúp người mới chơi bóng chuyền xây dựng định hình bàn tay của động tác kỹ thuật. khi tiếp xúc bóng. Người chơi tập đứng ở tư thế chuẩn bị, tạo hình tay tiếp xúc bóng, người hỗ trợ cầm bóng đặt vào tay người tập.

Sau đó người tập phối hợp lực đẩy bóng đi trong khi người hỗ trợ giữ và hơi đè bóng xuống. Đây chính là động tác búng bóng để chuyền trái bóng đến đúng vị trí tấn công trên lưới của một chuyền hai.

2. Tập phản xạ tay đón bóng:

Bài tập này giúp VĐV có phản xạ tốt để đưa tay ra xử lý trái bóng khi bóng bay đến vị trí của mình. Có thể là động tác đệm bóng nếu bóng đi thấp hoặc búng bóng nếu bóng rơi ở tầm cao. Nếu như thực hiện pha búng bóng VĐV cần dùng hai bàn tay tạo thành hình túi để đỡ bóng.

Để tập động tác này thì hai người đứng đối diện và cách nhau khoảng 1,5-2m. Một người làm tư thế chuyền bóng, người kia tung nhẹ bóng vào tay người chuyền để bắt, giữ bóng.

3. Tập tự tung bóng lên cao, sau đó tạo hình tay đỡ bóng để bóng rơi vào tay:

Cách tập này giúp VĐV có tư thế tay chuẩn khi tiếp xúc vào bóng để đẩy trái bóng đi theo đúng ý muốn. Yêu cầu kỹ thuật của bài tập bổ trợ này là luôn luôn tiếp xúc bóng ở chếch trán, không để bóng rơi vào lòng bàn tay (bị dính bóng).

Bàn tay hơi ngửa hướng lên trên đón bóng rơi về phía mình. Người chơi tập tự tung bóng lên cao theo phương thẳng đứng. Khi bóng rơi xuống đúng tầm thì đón bóng, chưa đẩy bóng đi vội vàng mà yêu cầu bài tập này chỉ để tạo hình hai bàn tay trong động tác búng bóng.

4. Tập chuyền bóng vào tường:

Bài tập giúp người mới chơi điều chỉnh được lực cổ tay và tập các ngón tay linh hoạt, mềm dẻo. Nếu búng bóng thì sử dụng lực cổ tay và các ngón tay là chính (Không để bóng tiếp xúc vào lòng bàn tay). Nếu đệm bóng thì đưa hai tay đan vào nhau và chờ trái bóng dội ra sau khi chuyền bóng đập tường.

tung bong chuyen hoi len cao

Người tập đứng cách tường 50cm, đưa bóng lên chếch trước trán và chuyền bóng vào tường nếu búng bóng hoặc đưa bóng lên cao ngang người nếu đệm bóng.

5. Tập tự tung bóng lên cao, sau đó kết hợp lực và chuyền bóng liên tục lên cao:

Người tập sử dụng hai tay búng bóng và tìm thời điểm tiếp xúc trái bóng để hoãn xung bóng (giảm lực đi xuống của trái bóng). Yêu cầu bài tập, người chơi luôn luôn tiếp xúc bóng ở chếch trán với hai tay khum lại và hơi ngửa lên trên. Người tập tự tung bóng lên cao theo phương thẳng đứng. Khi bóng rơi xuống đúng tầm thì đón bóng và tiếp tục chuyền dựng bóng lên cao.

Với các bài tập bổ trợ trên, người chơi sẽ dần hình thành được các kỹ năng khi tiếp xúc trái bóng và đưa ra thời điểm thuận lợi nhất để tác động lực lên trái bóng. Muốn chơi tốt, các bài tập trên phải được rèn luyện liên tục qua đó hình thành động tác căn bản cho VĐV khi bước vào những bài tập ở cấp độ cao hơn. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn.

Liên hệ ngay hotline để được chiết khấu 30-40% sản phẩm

ZALO 0975769492 - 0855385599



Nhận xét

Bài đăng phổ biến